13/07/2024 11:29:11 03/08/2024 11:45:04 699
Khi mua máy tạo nước ion kiềm công nghệ điện phân, một trong những chỉ số rất hay được nhắc đến đó chính là độ pH. Thế nhưng, liệu bạn có thực sự hiểu rõ độ pH là gì, đóng vai trò như thế nào và pH bao nhiêu là an toàn cho cơ thể? Thậm chí, một số bên khuyên nên uống nước có pH>10, như vậy là tốt hay xấu? Nếu bạn chưa biết thì hãy cùng Asunco tìm hiểu chi tiết về chỉ số pH trên các thiết bị điện phân nước kiềm thông qua bài viết dưới đây nhé!
pH là từ viết tắt của thuật ngữ “pondus hydrogenii”, ý chỉ độ hoạt động của Hydro trong nước. Dựa trên độ pH, chúng ta sẽ xác định được tính chất nguồn nước: axit, trung tính hay kiềm. Giá trị pH được đo theo thang điểm từ 1 đến 13, trong đó 7 là điểm trung bình.
Cụ thể, nếu lượng ion H+ trong nước cao (pH từ 1-6) thì dung dịch đó mang tính axit. Còn nếu lượng ion H+ trong nước thấp (pH từ 8-13) thì nước đó có tính kiềm. Nếu lượng Hydro (H+) cân bằng với lượng Hydroxit (OH-) thì dung dịch đó trung tính (độ pH=7).
Thang đo giá trị độ pH (trong đó pH từ 1-6 là axit, pH từ 8-13 là kiềm và pH=7 là trung tính).
Ngoài ra, công thức đo độ pH của nước là:
pH = – log10 [H+]
Như vậy pH = 5 có tính axit cao gấp 10 lần pH = 6, và gấp 100 lần so với pH = 7.
Khi mua máy điện phân tạo kiềm, bên cạnh chỉ số TDS thì độ pH là yếu tố không kém phần quan trọng. Tùy thuộc vào công nghệ điện phân kiềm của từng loại máy, pH của nguồn nước đầu ra sẽ khác nhau. Ví dụ, các máy điện phân cực trơ sẽ cho ra cả nước kiềm và nước axit. Hay ở một số máy ion kiềm không kiểm soát được điện cực sẽ dẫn đến tình trạng pH tăng quá mức cho phép. Vì vậy, để chọn được loại máy phù hợp, hãy kiểm tra thật kỹ độ pH trước khi mua.
Công nghệ điện phân sẽ ảnh hưởng đến chỉ số pH của các máy tạo nước ion kiềm.
Mỗi môi trường cần có nồng độ pH phù hợp để duy trì tính ổn định, trong cơ thể người cũng vậy. Nếu giữ độ pH trong cơ thể người vào khoảng 7.3 - 7.4 (kiềm nhẹ) thì đây là điều kiện tốt nhất để các tế bào hoạt động bình thường.
Thang đo đánh giá mức độ pH trong cơ thể.
Mỗi ngày, chúng ta cần nạp vào cơ thể khoảng 2 lít nước. Do đó, độ pH của nước uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến pH của cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần nắm được độ pH trong nước là bao nhiêu để lựa chọn loại nước phù hợp. Nếu nguồn nước có độ pH không phù hợp sẽ dẫn đến hai trường hợp sau:
- Nước có độ pH rất thấp (pH<5), nghĩa là có tính axit mạnh, sẽ gây nên các vấn đề như viêm loét dạ dày, trào ngược, ợ chua, gout, loãng xương,….
- Nước có độ pH cao (pH>11) sẽ khiến bạn tăng hàm lượng cholesterol xấu, dễ bị táo bón, có nguy cơ bị bệnh chàm da, sỏi thận…
Theo tài liệu hướng dẫn của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) năm 2007 về chất lượng nước uống, cho thấy độ pH của nước uống nằm trong khoảng 6.5 – 9.5. Khoảng này là mức trung bình, nước dễ uống, có tính kiềm nhẹ, an toàn và tốt cho sức khỏe. Đối với mức kiềm từ 9.5 trở lên, khi uống cần có sự chỉ định của bác sỹ.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phục vụ ăn uống theo thông tư 04/2009/TT-BYT thì quy định độ pH của nước ăn uống phải nằm trong khoảng từ 6.5 – 8.5.
Tiêu chuẩn của WHO dành cho nước uống trực tiếp là pH từ 6.5-9.5.
Áp dụng tiêu chuẩn này với máy tạo nước điện phân, các bạn hãy lưu ý chọn ra những loại máy có thể tạo được pH trong khoảng 7.5-9.5. Với pH này, nước có độ kiềm phù hợp, hỗ trợ chăm sóc tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh như dạ dày, gout hay loãng xương,…
Có nhiều cách để xác định độ pH của hệ thống điện phân tạo kiềm. Tuy nhiên, để biết cụ thể chỉ số pH, các bạn có thể tham khảo một số cách sau:
Để nhận biết độ pH bằng giấy quỳ tím bạn hãy tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Lấy ra một ít nước cần xác định độ pH.
Bước 2: Nhúng tờ giấy quỳ tím vào trong nước và đợi trong khoảng 1-2 phút.
Bước 3: Sau một thời gian, quan sát sự thay đổi màu sắc trên giấy quỳ. Nếu quỳ tím ngả màu đỏ thì chứng tỏ đây là nguồn nước axit, ngược lại nếu giấy quỳ chuyển xanh thì nguồn nước mang tính kiềm.
Ngoài ra, để biết cụ thể độ pH của nước, hãy đối chiếu màu sắc giấy với thang đo pH. Dựa vào số trên thang đo, bạn sẽ xác định được chính xác chỉ số pH.
Hình ảnh màu sắc quỳ tím tương ứng với các mức pH khác nhau.
Ngoài ra, để xem chính xác nước ion kiềm có độ pH bằng bao nhiêu, bạn có thể dùng bút thử pH. Phương pháp này sẽ cho ra con số cụ thể về độ pH của nguồn nước bạn cần đo.
Bước 1: Kiểm tra hoạt động của máy bằng cách thử với nguồn nước cất. Nếu bút đo hiển thị kết quả là 7.0, nghĩa là thiết bị vẫn hoạt động bình thường.
Bước 2: Lấy phần nước cần kiểm tra cho vào một chiếc cốc nhỏ. Tiến hành nhúng một đầu bút đo vào cốc, sao cho đầu điện cực ngập trong mẫu đo.
Bước 3: Số liệu hiển thị trên bút đo chính là chỉ số độ pH của nguồn nước.
Dùng bút thử là cách xác định độ pH cụ thể nhất.
Ngoài 2 cách làm trên, chúng ta bạn cũng có thể thử độ pH của nước bằng một số dung dịch đổi màu như Phenolphtalein, Methyl Red,…Cách làm với phương pháp này sẽ tương tự khi thử với giấy quỳ tím:
Bước 1: Lấy phần nước cần kiểm tra để vào một chiếc cốc nhỏ.
Bước 2: Nhỏ một lượng dung dịch đổi màu vừa đủ vào cốc nước. Ngay lập tức nước sẽ chuyển màu sắc.
Bước 3: So sánh màu sắc của nước sau khi biến đổi với thang đo độ pH.
Nhỏ dung dịch đổi màu và so sánh với thang đo để xác định độ pH của nguồn nước.
Bên cạnh yếu tố về chỉ số TDS, các bạn nhớ lưu ý về độ pH khi chọn mua các máy điện phân ion kiềm. Đây là một trong những chỉ số quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Ngoài ra, nên chọn máy tạo kiềm cho ra pH từ 7.5-9.5 để có nguồn nước uống chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe.
--------------------
Asunco - Khỏe mạnh là hạnh phúc
Hotline: 0906.139.468
Website: https://asunco.vn/
Địa chỉ:
• Trụ sở chính: 255 Tô Hiệu, Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
• VP giao dịch: Số 11 LK5, KĐT Văn Khê, Phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Bài viết liên quan: